Những báo có nội dung dài ngoằn vẫn thu hút hàng triệu độc giả. Bạn có biết vì sao không? Sự thật là ngoài tiêu đề phù phép, còn có 1 phần cũng “ma mị” không kém, đó là sapo. Sapo là gì mà thần kỳ đến vậy? Cùng Seoaward tìm hiểu về chiếc mũ thần kỳ này ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Chiếc mũ thần kỳ Sapo là gì?

Sapo (phiên âm tiếng Việt là “Sa-pô”) xuất phát từ “Chapeau” trong tiếng Pháp, có nghĩa là “cái mũ”. 

Từ sapo trong lĩnh vực báo chí chính là “cái mũ” của bài viết. Hay nói đúng hơn, nó là phần tiêu đề phụ (Secondary title) nằm ở phía trên bài viết, sapo tạo cho bài viết một sự chỉnh chu, mang nội dung cuốn hút, gãy gọn khiến người đọc muốn khám phá nội dung chi tiết.

Trong bài viết, Sapo thường xuất hiện ngay dưới chân tiêu đề và trên đầu bài viết. Sapo thường được in đậm nhằm thu hút người đọc.

sapo là gì
Sapo thường xuất hiện ngay dưới chân tiêu đề và trên đầu bài viết.

Sapo không phải là một trích dẫn trong nội dung bài viết, nó là một hoặc nhiều câu văn hoàn chỉnh. Sapo có thể dài hoặc ngắn nhưng nó phải mang tính khái quát nội dung cho người đọc hiểu được phần thông tin bên dưới. Trong thời buổi hiện đại khi có quá nhiều thông tin cùng 1 lúc, phần mào đầu càng ấn tượng, cô đọng thì càng thu hút đọc giả.

Chức năng của sapo là gì?

Lý do khiến nhiều tác giả thường viết sapo trước khi đi vào nội dung chi tiết chính là sapo có thể giúp họ đi theo một mạch logic của bài viết, xác định rõ góc độ xử lý của bài viết với vấn đề nêu ra… Nhìn chung, sapo còn có một số chức năng sau đây:

Thu hút người đọc

Sapo đóng vai trò là chiếc mũ làm nổi bật bài viết giữa vô vàng nội dung hấp dẫn khác. Nếu tiêu đề bài viết đóng vai trò tạo thông tin giật tít cho bài viết thì sapo chính là khơi mào cho bài viết đó. Không cần biết sapo ngan81hay dài, miễn là nó có thể cuốn hút người đọc lăn click vào bài viết và lăn chuột xuống phần tiếp theo của bài viết. 

Đó là lý do đòi hỏi người viết sapo phải có kỹ thuật “nhóm lửa” ấn tượng, hấp dẫn, thể hiện được thần thái của vấn đề hay sự kiện sắp được nêu ra.

Xác định chủ đề của bài viết

Nếu không muốn độc giả phớt lờ bài viết của mình, bạn cần biết nêu bật vấn đề trong những câu đầu tiên. Khi lượng thông tin quá nhiều, người đọc có xu hướng bỏ qua những thông tin kém quan trọng, không có lợi gì cho họ.

Tóm tắt nội dung bài viết

Không chỉ dừng lại ở việc nêu bật chủ đề bài viết, sapo còn giúp người viết tóm tắt nội dung chính cho độc giả của mình. Việc khái quát nội dung chính giúp người đọc lĩnh hội được nội dung muốn có nếu không có thời gian đọc bài viết chi tiết.

Nhược điểm của việc này chính là làm cho sapo trở nên dài dòng, khuôn sáo. Bên cạnh đó nếu người đọc đã nắm được nội dung cần có thì không cần phải đọc tiếp phần chi tiết, làm giảm hiệu quả giao tiếp mà người viết hướng đến.

Thể hiện phong cách của tác giả

Điều làm độc giả chú ý đến bài viết của bạn không chỉ đơn giản là nội dung mới hấp dẫn, mà nó còn nằm ở phong cách thể hiện của tác giả. Có thể thấy một sapo ngắn, dài, thú vị,, khéo léo hay nhạt nhẽo, bình thường cũng nói lên tính cách, hiểu biết và đánh giá của tác giả về chủ đề đang hướng đến.

Chứng minh tính thời sự của bài báo

Tính thời sự của bài viết thể hiện rõ nhất trong phong cách báo chí. Mỗi ngày có rất nhiều thông tin được đưa lên cùng một trang, nhưng người đọc sẽ bị hấp dẫn bởi những thông tin mang tính cấp thiết, có tính cập nhật và là hot trend được đông đảo cộng động đang hướng tới, vì không ai muốn mình bị lạc hậu teong thời đại công nghệ thông tin.

Như vậy, đòi hỏi người viết sapo phải biết đưa nội dung của mình cho độc giả thấy nó là “tin hot”, “vừa mới đây”, “top hit”…. hay “sau nhiêu năm ngủ yên, ABC tái xuất hiện với….gây chấn động cư dân mạng..”

Các loại sapo

Trong phong cách viết nói chung và báo chí nói riêng, có các loại sapo thường gặp sau:

Sapo hoàn thiện tiêu đề

Loại sapo này thường thấy ở những dòng tít gây bất ngờ và thường đi ngược với mong muốn của đọc giả. Khi tiêu đề không đủ làm sáng tỏ vấn đề được nêu, người viết phải dùng sapo tiếp nối như một lời giải thích ngắn gọn về hiện tượng đó.

Sapo nêu hoàn cảnh

Đây là loại sapo kể về sự việc thúc đẩy tác giả viết nên bài báo, còn gọi là sapo nguyên nhân.

Ví dụ:

Sapo tóm tắt

Sapo tóm tắt giúp người đọc tóm lược nội dung chi tiết của bài viết sắp diễn ra. Đây là loại sapo thường thấy nhất trong các bài báo tin tức.

Sapo gọi tên

Là loại sapo ngắn gọn, thường có chức năng gọi tên vấn đề, sự viêc hay hiện tượng được trình bày trong bài viết. Kèm theo đó là một vài lời bình ngắn gọn của người viết.

Sapo vẽ chân dung nhân vật

Đây là loại sapo gợi lên hình ảnh nhân vật chính được nhắc đến trong bài viết. Loại sapo này giúp người đọc hình dung ra ngoại hình, tính cách hoặc là sự kết hợp giữa hai yếu tố nói trên.  

Sapo dữ kiện

Đây là loại sapo nêu vấn đề bằng những dữ liệu ấn tượng như con số thống kê, nghiên cứu, khảo sát… Sapo loại này thường mang tính thời sự cao, mục đích cung cấp thông tin chính xác cho người đọc ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Tiêu đề: 600 loài thực vật biến mất, đe dọa cả sự sinh tồn của con người

Sapo: Hãng tin BBC ngày 11/6 dẫn một nghiên cứu mới toàn diện của các nhà khoa học tại Royal Botanic Gardens, Kew và Đại học Stockholmcho biết đã có gần 600 loài thực vật biến mất khỏi tự nhiên trong vòng 250 năm qua.

Sapo kể chuyện

Loại sapo này nhằm truyền tải nội dung câu chuyện trong một đoạn văn ngắn gọn. Mục đích chính là dẫn dắt người đọc đến với nội dung hấp dẫn phía sau nó. Để làm được việc này, tác giả cần phải biết cách kết hợp phong cách viết lôi cuốn người đọc một cách nhẹ nhàng, khéo léo, thấm thía.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được sapo là gì và hãy tận dụng sapo một cách hợp lý để tạo hiệu quả cho bài viết của mình nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here